Giúp Em Lọc và Tìm Danh Sách Nhân Viên Phát Thưởng |
- Giúp Em Lọc và Tìm Danh Sách Nhân Viên Phát Thưởng
- Giúp mình làm sổ thu chi đơn giản trong gia đình, thanks
- Cách tính thuế TNCN từ tháng 7/2012
- Phân tích Báo cáo tài chính: Ý nghĩa và phương pháp
- Nhập-xuất tồn hàng điện thoại
- giúp tôi cách liệt kê tài khoản đối ứng với !!!
- Hướng dẫn cách sử dụng excell wind 2007
- Giúp mình kiểm tra hóa đơn GTGT có cùng ngày và tổng giá thanh toán trên 20 triệu
- nhờ các AC giải giúp em file excel liên quan hàm tìm kiếm
- tính đơn giá trung bình
- Cần một chương trình Excel phục vụ bán hàng, mong các thành viên tương cứu
- Bài tập kế toán tài chính có lời giải
- Xoá một ô trong điều kiện cụ thể
- Xin bài tập thực hành kê khai thuế qua mạng
- Tạo phiếu thu từ phiếu xuất kho
Giúp Em Lọc và Tìm Danh Sách Nhân Viên Phát Thưởng Posted: 03 Aug 2012 09:20 PM PDT Em có 2 sheet là bộ phận trực tiếp và gián tiếp, với 3 cột điểm thường, điểm phạt và cột tổng cộng. Em muốn tạo thêm một sheet tổng kết lại số điểm nhân viên được thưởng trong tháng. Cột Bộ phận trực tiếp: nếu cột tổng cộng mà nhân viên nào cao điểm nhất là giải nhất, Cao điểm thứ nhì là giải nhì, cao điểm thứ ba là giải ba còn lại nếu không có điểm âm là giải khuyến khích. Cột Bộ phận gián tiếp: cũng như vậy Cảm ơn! |
Giúp mình làm sổ thu chi đơn giản trong gia đình, thanks Posted: 03 Aug 2012 08:26 AM PDT mình lâu rồi ko sài excel nên quên hết rồi, mong các bạn giúp đỡ về hàm để làm số sách như trong hình này, tại mình sài phần mêm numbers trên ipad ( nó cũng na ná như excel vậy, kể cả hàm) sổ sách thu chi của mình chỉ có : ngày, nội dụng, n( nhập), x(xuất), t(tồn quỹ) mong dc các bạn giúp đỡ |
Cách tính thuế TNCN từ tháng 7/2012 Posted: 03 Aug 2012 06:17 AM PDT Hiện nay, bộ tài chính vừa ra công văn số 8465 về việc tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của luật thuế TNCN. Văn bản hướng dẫn cụ thể thì không có, e thì đang hiểu theo cách 1, có nghĩa là từ tháng 7, sẽ miễn thuế cho người có thu nhập chịu thuế ở bậc 1. những ai có thu nhập chịu thuế >5tr thì phải tính thuế ở bậc 2, bậc 3. - Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, qui định như vậy là miễn hoàn toàn thuế ở bậc 1. Vậy, theo các bác, tính thuế TNCN từ tháng 7 như thế nào mới đúng? Em gửi kèm file dữ liệu tính thuế, các bác kiểm tra giùm em xem có sai sót gì không nhé. Em hơi "gà", nên rất mong các bác giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em. |
Phân tích Báo cáo tài chính: Ý nghĩa và phương pháp Posted: 02 Aug 2012 08:57 PM PDT Phân tích Báo cáo tài chính: Ý nghĩa và phương pháp Cách Phân tích Báo cáo tài chính 1. Ý nghĩa và các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung. Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể hỏi tại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác là tại sao lại "can thiệp vào các con số" ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để "hiểu rõ các con số". Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý. 2. Công cụ phân tích Báo cáo tài chính Hiện này, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là Phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính. Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành "tiêu chuẩn". Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ. Công dụng lớn thứ hai của các tỷ lệ là để so sánh xu thế theo thời gian đối với mỗi công ty riêng lẻ. Ví dụ, xu thế số dư lợi nhuận sau thuế đối với công ty có thể được đối chiếu qua một thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm. Rất hữu ích nếu ta quan sát các tỷ lệ chính thông qua một vài kỳ sa sút kinh tế trước đây để xác định xem công ty đã vững vàng đến mức nào về mặt tài chính trong các thời kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế. Đối với cả hai phạm trù sử dụng chính, người ta thường nhận thấy rằng "trăm nghe không bằng mắt thấy" và việc mô tả các kết quả phân tích dưới dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích. Nếu ta chọn phương pháp này để trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu chuẩn ngành và xu thế trên cùng một biểu đồ. Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ. Bốn loại chính, xét theo thứ tự mà chúng ta sẽ được xem xét ở dưới đây là: a. Khả năng sinh lợi: Các tỷ lệ "ở hàng dưới cùng" được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty. b. Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn. c. Hiệu quả hoạt động: Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận. d. Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần. Có hàng loạt tỷ lệ trong mỗi loại nêu trên. Ta sẽ xem xét tuần tự từng loại và sẽ khảo sát các tỷ lệ chính trong mỗi nhóm. |
Posted: 02 Aug 2012 05:24 AM PDT Em đang gặp khó khăn trong việc quản lý hàng đt . công ty em có cả máy mới lẫn máy cũ em phải theo dõi riêng, tất cả hàng đt được quản lý bằng mã số và số imel, e chưa biết phải lảm 1 execl quản lý như thế nào. Ai biết giúp e với. Em xin cảm ơn. |
giúp tôi cách liệt kê tài khoản đối ứng với !!! Posted: 02 Aug 2012 03:02 AM PDT tôi có 1 tình huống (như trong file đính kèm). giờ tôi không biết được làm cách nào để liệt kê các tài khoản đối ứng. liệt kê bằng tay thì mất quá nhiều thời gian vì dữ liệu quá lớn. ai có thể giúp tôi tím 1 hàm để excel tự động điền. tôi xin cám ơn rất nhiều !!! |
Hướng dẫn cách sử dụng excell wind 2007 Posted: 01 Aug 2012 08:26 PM PDT Hi A/Chi Mong các A/C hướng dẫn giúp Viên, trước đây mình sử dụng excell 2003 khi Viên dùng Hàm SUMIF , khi khi kiễm tra lại công thức để xuất trích có chọn hết vùng điều kiện càn lấy Viên vào : Name- Define (lúc đó ra 1 giao diện và e chon tên đó) Nhưng khi Viên chuyển qua wind2007 thì viên cũng vào Thanh công cụ: Formalas- Define name . Tới đây viên chọn sau không được nữa . Mong các anh chị giúp viên với Viên cam ơn Mong a/c có thể gởi mail giúp Viên nhé ctxvien@tma.com.vn |
Giúp mình kiểm tra hóa đơn GTGT có cùng ngày và tổng giá thanh toán trên 20 triệu Posted: 31 Jul 2012 11:19 PM PDT Các bạn có phần mềm hay công thức nào để có thể kiểm tra hóa đơn cùng ngày và có tổng giá thanh toán trên 20 triệu thì giúp mình với, vì số lượng hóa đơn hàng tháng ở công ty mình rất nhiều nên mình kiểm tra bằng cách sort theo mã số thuế và ngày hóa đơn khá vất vả. |
nhờ các AC giải giúp em file excel liên quan hàm tìm kiếm Posted: 31 Jul 2012 08:56 AM PDT 2 ngày nữa em phải nộp báo cáo cho sếp. Báo cáo này rất quan trọng với em. Làm không cẩn thận Sếp đuổi việc vì em đang trong thời gian thử việc. Rất mong các A/C trong diễn đàn giúp em vượt qua cửa ải này Em xin chân thành cảm ơn! File excel em gửi sử dụng các hàm rất ngắn gọn đợn giản file tên Giupemnhe |
Posted: 31 Jul 2012 01:52 AM PDT em có một vấn đề mong được các anh chị giúp đỡ , câu hỏi em đã ghi rõ trong file đính kèm , thanks |
Cần một chương trình Excel phục vụ bán hàng, mong các thành viên tương cứu Posted: 29 Jul 2012 03:35 AM PDT Em hơi mù về khoản lập trình, mong các bác giúp em thực hiện một chương trình bán hàng có khả năng như sau: Menu kiểu thế này: untitled.JPG Khi nhấp vào thêm mới sẽ hiện ra chi tiết bàn untitled.JPG Sau khi nhập các dữ liệu như ngày tháng, số Hóa đơn, số bàn thì vào chon Addnew (thêm món) sẽ ra một dsach các món ăn untitled.JPG Dạ chỉ cần như vâỵ thôi sau cùng có tổng hợp các bàn, các món và số tiền đã bán trong ngày. E ko biết liệu trên Excel có thể làm được không nữa. Mong các đại cao thủ help. em chân thành cảm ơn |
Bài tập kế toán tài chính có lời giải Posted: 26 Jul 2012 07:28 PM PDT Bài tập kế toán tài chính có lời giải Sau đây là 2 Bài tập kế toán tài chính có lời giải Bài số 1: Kế Toán vật liệu, công cụ dụng cụ Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho có tài liệu trong tháng 10/N như sau ( 1000 đ). 1. Thu mua vật liệu chính nhập kho ,chưa trả tiền cho công ty X. Giá mua ghi trên hóa đơn ( cả thuế GTGT 10% ) là 440.000. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng : 4.200 ( cả thuế GTGT 5%). 2. Mua nguyên vật liệu của công ty K , trị giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10%) : 363.000 Hàng đã kiểm nhận , nhập kho đủ. 3. Phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ nhập kho : 5000. 4. Xuất kho một số thành phẩm để đổi lấy dụng cụ với công ty Y ,trị giá trao đổi ( cả thuế GTGT 10% ) 66.000. Biết giá vốn thành phẩm xuất kho 45.000. Thành phẩm đã bàn giao , dụng cụ đã kiểm nhận , nhập kho đủ. 5. Dùng tiền mặt mua một số vật liệu phụ của công ty Z theo tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10% ) là 55.000. 6. Trả toàn bộ tiền mua vật liệu ở nghiệp vụ 1 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%. 7. Xuất kho vật liệu phụ kém phẩm chất trả lại cho công ty K theo trị giá thanh toán 77.000. ( trong đó có cả thuế GTGT 7.000 ). Công ty K chấp nhận trừ vào số tiền hàng còn nợ. 8. Xuất tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi thu mua nguyên vật liệu : 3.000. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ nói trên . 2. Hãy định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp . Giải 1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên. 1a) Nợ TK 152 ( VLC) : 400.000 Nợ TK 133 ( 1331) : 40.000 -Có TK 331 ( X) : 440.000 1b) Nợ TK 152 ( VLC) : 4.000 Nợ TK 133 ( 1331) : 2.000 -Có TK 112 : 4.200 2.) Nợ TK 152 ( VLP ) : 330.000 Nợ TK 133 ( 1331 ) : 33.000 Có TK 331 (X): 363.000 3.) Nợ TK 152 ( PL) : 5.000 -Có TK 711: 5.000 4a) Nợ TK 632 : 45.000 -Có TK 155: 45.000 4b) Nợ TK 131 (Y) : 66.000 -Có TK 511: 60.000 -Có TK 3331( 33311): 6.000 4c) Nợ TK 153 ( 1531): 60.000 Nợ TK 133 ( 1331): 6.000 -Có TK 131 (Y) : 66.000 5a) Nợ TK 152 ( VLP): 50.000 Nợ TK 133 ( 1331): 5.000 -Có TK 331 (Z) : 55.000 5b) Nợ TK 331 ( Z) : 55.000 -Có TK 111: 55.000 6) Nợ TK 331 (X) : 440.000 -Có TK 515 : 4.400 -Có TK 112 : 435.600 7) Nợ TK 331 (K) : 77.000 -Có TK 133(1331): 7.000 -Có TK 152 (VLP): 70.000 8) Nợ TK 141 : 3.000 -Có TK 111 : 3.000 2. Định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp . 1a) Nợ TK 152 ( VLC) : 440.000 -Có TK 331(X): 440.000 1b) Nợ TK 152 (VLC) : 4.200 -Có TK 112 : 4.200 2) Nợ TK 152 ( VLP) : 363.000 -Có TK 331 ( X) : 363.000 3) Nợ TK 152 ( PL) : 5.000 -Có TK 711: 5.000 4a) Nợ TK 632 : 45.000 - Có TK 155 : 45.000 4b) Nợ TK 131 ( Y): 66.000 -Có TK 511: 66.000 4c) Nợ TK 153 ( 1531): 66.000 -Có TK 131 ( Y): 66.000 5a) Nợ TK 152 ( VLP) : 55.000 -Có TK 331( Z) : 55.000 5b) Nợ TK 331 ( Z ) : 55.000 -Có TK 111: 55.000 6) Nợ TK 331 ( X): 440.000 -Có TK 515: 4.400 -Có TK 112 : 435.600 7) Nợ TK 331 ( K): 77.000 -Có TK 152 ( VLP) : 77.000 8) Nợ TK 141 : 3.000 -Có TK 111 : 3.000 Bài 2: Kế toán TSCĐ và bất động sản đầu tư Có tài liệu về TSCĐ tại một Công ty trong tháng 6/N ( 1.000 đồng ): 1. Ngày 7, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của công ty V bằng một TSCĐ dùng cho sản xuất theo giá thỏa thuận như sau : - Nhà xưởng sản xuất : 300.000 , thờ gian sử dụng 10 năm: - Thiết bị sản xuất : 360.000, thời gian sử dụng 5 năm. - Bằng sáng chế : 600.000, thời gian khai thác 5 năm. 2. Ngày 10, tiến hành mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản xuất .Giá mua phải trả theo hóa đơn ( cả thuế GTGT 5%) 425.880.; trong đó : giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 315.000 ( khấu hao trong 8 năm ); giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880 ( khấu hao trong 4 năm ). Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng ( cả thuế GTGT 5% ) là 12.600. Tiền mua Công ty đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn 50%. Còn lại thanh toán bằng chuyển khoản thuộc quỹ đầu tư phát triển. 3. Ngày 13, Công ty tiến hành thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ thuê 240.000. Thời gian thuê đến hết tháng 10/N. Tiền thuê đã trả toàn bộ ( kể cả thuế GTGT 10% ) bằng tiền vay ngắn hạn 16.500. 4. Ngày 16, phát sinh các nghiệp vụ : - Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất , đã khấu hao hết từ tháng 5 /N., nguyên giá 48.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000, phế liệu thu hồi nhập kho 10.000. - Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên kết dài hạn với Công ty B , nguyên giá 300.000 ; giá trị hao mòn lũy kế 55.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp được Công ty B ghi nhận là 320.000, tương ứng 21% quyền kiểm soát. 5. Ngày 19 , mua một thiết bị quản lý sự dụng cho văn phòng Công ty. Giá mua ( cả thuế GTGT 5% ) là 315.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ , lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 2.100 ( cả thuế GTGT 5%). Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ là 15 % và thiết bị đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh.. 6. Ngày 22, nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận XDCB bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà là 1.000.800, vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian tính khấu hao 20 năm. 7. Ngày 25, tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa nâng cấp một quầy hàng của bộ phận bán hàng bằng nguồn vốn khấu hao. Chi phí sửa chữa nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V ( cả thuế GTGT 5% ) là 189.000. Dự kiến sau khi sửa chữa xong , TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm nữa. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là 300.000, hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. 8. Ngày 28, tiến hành nghiệm thu một thiết bị sản xuất thuê ngoài sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao cho bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty W ( cả thuế GTGT 5% ) là 56.700. Được biết DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị này là 50.000. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên 2. Xác định mức khấu hao tăng, giảm theo từng bộ phận trong tháng 6/N, biết DN tính khấu hao theo ngày và tháng 6/N có 30 ngày. 3. Xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N biết: -Tháng 5/N không có biến động tăng giảm TSCĐ - Mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 5/N ở bộ phận sản xuất : 30.000, bán hàng 7.000, quản lý DN 10.000. 4. Giả sử tháng 7/N không có biến động về TSCĐ . Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 7 ở từng bộ phận. Giải 1.Định khoản các nghiệp vụ nêu trên: 1) Nợ TK 211: 660.000 -2111: 300.000 -2112 : 360.00 Nợ TK 213 ( 2133) : 600.000 -Có TK 411 (V): 1.260.000 2a) Nợ TK 211( 2112) : 300.000 Nợ TK 213( 2138) : 105.600 Nợ TK 133( 1332) : 20.280 -Có TK 331( K) : 425.880 2b) Nợ TK 331( K) : 425.880 -Có TK 341: 212.940 -Có TK 112: 212.940 2c) Nợ TK 211 ( 2113) : 12.000 Nợ TK 133( 1332) : 600 -Có TK 141 : 12.600 2d) Nợ TK 414 : 204.660 -Có TK 411: 204.600 3a) Nợ TK 001 : 240.000 3b) Nợ TK 641 ( 6417): 15.000 Nợ TK 133( 1331) : 1.500 -Có TK 311 : 16.500 4a) Nợ TK 214( 2141) : 48.00 -Có TK 211 ( 2112): 48.000 4b) Nợ TK 811: 5.000 -Có TK 111: 5.000 4c) Nợ TK 152( phế liệu) : 10.000 -Có TK 711: 10.000 Nợ TK 223 (B): 320.000 Nợ TK 214( 2141) : 55.000 -Có TK 711: 75.000 -Có TK 211( 2112): 300.000 5a) Nợ TK 211( 2114) : 300.000 Nợ TK 133( 1332) : 15.000 -Có TK 112: 315.000 5b) Nợ TK 211( 2114): 2.000 Nợ TK 133 ( 1332) : 100 -Có TK 111: 2.100 6a) Nợ TK 211(2111) : 1.000.800 -Có TK 241( 2412) : 1.000.800 6b) Nợ TK 441: 1.000.800 -Có TK 411 : 1.000.800 7a) Nợ TK 241( 2413) : 180.000 Nợ TK 133( 1332): 9.000 -Có TK 331 ( V) : 189.000 7b) Nợ TK 211( 2111): 180.000 -Có TK 214(2143): 180.000 8a) Nợ TK 241( 2412) : 54.000 Nợ TK 133 ( 1331): 2.700 -Có TK 331 ( W): 56.700 8b) Nợ TK 335: 54.000 -Có TK 241( 2413): 54.000 8c) Nợ TK 627: 4.000 -Có TK 335: 4.000 Yêu cầu 2: Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 6/N tại: - Bộ phận bán hàng: (60.000 + 180.000) *6/( 5*12*30) = 800; - Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 302.000*15%*12/( 12*30) +1.000.800*9/ ( 20*12*30) = 1.510 + 1251= 2.761 - Bộ phận sản xuất : 300.000*24/ ( 10*12*30) + 360.000* 24/( 5*12*30) + 600.000*24/(5*12*30) + 312.000*21/(8*12*30) + 105.600*21/(4*12*30)= 2.000 + 4.800 + 8.000 + 2.275 + 1540 = 18.615 Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 6/N tại: - Bộ phận sản xuất: 300.000 *10%*15/(12*30) = 1.250 - Bộ phận bán hàng : 300.000 * 10% *6/ ( 12*30) = 500 Yêu cầu 3: Mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N tại: - Bộ phận sản xuất : 30.000 + 18.615 – 1.250 = 47.365 - Bộ phận bán hàng : 7.000 + 800 – 500 = 7.300 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 10.000 + 2.761 = 12.761 Yêu cầu 4 Mức khấu hao tài sản cố định trích trong tháng 7/N: - Bộ phận sản xuất : 30.000 + 300.000*(10*12) + 360.000/ ( 5*12) + 600.000 /( 5*12) + 312.000/ ( 8*12) + 105.600/(4*12) – 300.000* 10%/12= 30.000 + 2.500 + 6.000 + 10.000 + 3250 + 2200 – 2500 = 51.450. - Bộ phận bán hàng : 7.000 + ( 60.000 + 180.000 )/(5*12) – 300.000 *10%/12 = 7.000 + 4.000 – 2.500 = 8.500 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 + 302.000*15%/12 + 1.000.800/(20*12) = 10.000 + 3.775 + 4170 = 17.945 |
Xoá một ô trong điều kiện cụ thể Posted: 26 Jul 2012 09:22 AM PDT Em xin nhờ các cao thủ chỉ giáo... Em có một bài tập cần giải như sau: Trong một sheet, ở cột A có rất nhiều name giống nhau, xếp theo thứ tự . bài toán yêu cầu xoá thông tin tại cột D tương ứng với các name đầu tiên của tững chuỗi giống nhau tại cột A. em có gửi kèm file minh hoạ, vị trí em muốn xoá được bôi màu vàng ah! Vì bài toán thực tế của em có trên 300000 dòng nên xoá bắng tay là hơi thủ công ah! Nhờ các cao thủ hướng dẫn giúp em ah! Em cảm ơn nhiều. |
Xin bài tập thực hành kê khai thuế qua mạng Posted: 26 Jul 2012 01:57 AM PDT Bác nào có các bài tập thực hành kê khai thuế qua mang cho em xin với ạ? Em đang cần làm thử. Thanks các bác trước |
Tạo phiếu thu từ phiếu xuất kho Posted: 25 Jul 2012 07:23 PM PDT Chào các anh chị, hiện tại em có một file phiếu xuất kho rồi thì làm thế nào để có các phiếu thu tương ứng không ạ, tạo được phiếu thu từ phiếu xuất kho ý ạ, gõ thủ công thì mệt và độ chính xác không cao, em mong các anh chị giúp em, thân! Link đây ạ, em không tải lên forum được: http://www.mediafire.com/?yx5jh5yn5w749ho |
You are subscribed to email updates from Diễn Đàn Giải Pháp Excel - Excel và Kế Toán To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
No comments:
Post a Comment